bệnh mắt khô

bệnh mắt khô

bệnh mắt khô

Bệnh mắt khô

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh mắt khô

 

Khô mắt là tập hợp các bệnh liên quan đến nước mắt và bề mặt nhãn cầu, là tình trạng tổn thương của lớp phim nước mắt bởi sự giảm tiết nước mắt do sự giảm tiết nước mắt hoặc tăng sự bốc hơi, gây viêm nhiễm bề mặt nhãn cầu, gây nên các triệu chứng khó chịu trong mắt.

Một số người nghĩ rằng nước mắt chỉ xuất hiện khi khóc. Thực tế không phải vậy, trên bề mặt nhãn cầu luôn được bao phủ bởi một lớp màng phim nước mắt bao gồm nước, muối, dầu, protein, chất nhầy, có nhiệm vụ bôi trơn, giữ cho mắt luôn được sạch sẽ, ngăn cản bụi, vi khuẩn tấn công và nuôi dưỡng giác mạc. Nhưng rất nhiều người bị bệnh khô mắt thường chủ quan không quan tâm điều trị, nhẹ thì chỉ là cảm giác khó chịu, nặng có thể gây sẹo giác mạc và làm suy giảm thị lực không thể đảo ngược.

Nguyên nhân 

Nước mắt được sản xuất bởi tuyến lệ đạo nằm tại mi trên, sau mỗi lần chớp mắt, màng phim nước mắt sẽ phủ khắp bề mặt nhãn cầu. Những bằng chứng nghiên cứu từ Viện mắt Hoa Kỳ cho thấy, yếu tố viêm và stress oxy hóa là tác nhân chính thúc đẩy quá trình lão hóa, đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành và tiến triển bệnh khô mắt ở người có tuổi.

 

Dưới tác động của yếu tố môi trường ô nhiễm, gió bụi, thời tiết hanh khô, bức xạ tia cực tím, khói thuốc lá... thói quen làm việc lâu trên máy tính, xem tivi liên tục... đã khiến quá trình lão hóa mắt tiến triển ngày một nhanh hơn, tình trạng khô mắt tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là khi có tiền sử mắc các bệnh về mắt như viêm mống mắt - thể mi, viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc.

 

Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh, mang thai, sử dụng thuốc tránh thai làm thay đổi nồng độ hormon có thể làm tăng nguy cơ bị khô mắt. Một số thuốc khi sử dụng cũng để lại tác dụng không mong muốn làm khô mắt như thuốc chống dị ứng (kháng histamin), thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu… phẫu thuật lasik điều trị tật cận thị.

 

Mắt vốn là cơ quan phải hoạt động gần như liên tục trong suốt cả ngày dài (trừ khi ngủ) tạo ra một lượng lớn gốc tự do- “rác thải” tồn đọng trong mắt, trong khi cơ thể lão hóa, nguồn chất chống oxy hóa nội sinh không đủ khả năng dọn dẹp chúng ra bên ngoài. Stress oxy hóa làm kích hoạt các phản ứng viêm gây phá hủy các tuyến lệ đạo, làm suy giảm lớp biểu mô kết mạc khiến quá trình bài tiết nước mắt bị sụt giảm, gây ảnh hưởng không hề nhỏ đển sức khỏe của đôi mắt.

 

Các triệu chứng của bệnh khô mắt

 Hầu hết triệu chứng khô mắt đều khá nhẹ nhàng. Một số người bệnh mô tả họ gặp phải các dấu hiệu sau ở cả hai mắt:

- Cảm giác khô, rát

- Nhức mắt có thể nhẹ hoặc nặng khi đã xuất hiện biến chứng

- Đỏ mắt

- Mí mắt trên và mí mắt dưới có thể dính vào nhau sau khi ngủ dậy 

- Nhìn mờ tạm thời, có thể cải thiện hơn sau khi bạn chớp mắt, nặng hơn có thể giảm sút thị lực

- Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng)

- Đau nhức hốc mắt

- Tăng tiết nước mắt: xảy ra ở một số người do cơ thể bù trừ bằng cách kích thích làm tăng tiết nhiều nước mắt.

 

 

Mắt bị đau, rát là những dấu hiệu thường gặp của bệnh khô mắt

 

Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, dù không điển hình nhưng dai dẳng kéo dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị

 

Biện pháp khắc phục tình trạng bệnh khô mắt:

 

Bệnh khô mắt 3


Nên sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt không chứa chất bảo quản

  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt có độ nhờn cao: Có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt như Genteal, Liposic, Systane, Refresh plus… Trong trường hợp bệnh nặng có thể dùng dung dịch CyclosporinA 0,05%. Nên sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có độ nhờn cao nhưng trong thành phần không chứa chất bảo quản nhằm bổ sung độ ẩm, độ nhờn cho mắt, hạn chế nước mắt bốc hơi và bảo vệ bề mặt nhãn cầu.
  •  
  • Thực hiện thao tác chớp mắt thường xuyên: Khi đọc báo, xem phim hay làm việc trên máy tính, bạn hãy tập cho mình thói quen chớp mắt thường xuyên, giúp nước mắt được trải đều và làm ẩm bề mặt giác mạc. Hãy để mắt được nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút làm việc liên tục. Bạn hãy quan sát xung quanh và nhìn ra xa một lát rồi mới tiếp tục làm việc.
  •  
  • Hãy để mắt được thư giãn sau một ngày làm việc, bạn nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.
  •  
  • Uống nhiều nước: Lượng nước uống nên duy trì 1,5-2 lít mỗi ngày.
  •  
  • Chườm nóng mi hoặc massage mắt: Massage nhẹ nhàng hỗ trợ mắt được thư giãn và nhanh chóng phục hồi chức năng. Hạn chế đeo kính áp tròng. Ăn các thức ăn giàu omega-3 như cá hồi, cá ngừ, dầu ô liu...; các thực phẩm chứa nhiều vitamin A như cá, trứng gà, trứng vịt lộn, gan ga, vịt, heo, sữa...; ăn trái cây và thực phẩm có màu vàng hay đỏ như bí ngô, cà rốt, cà chua, gấc, đu đủ...

 

Chia sẻ bài viết này