Phẫu thuật cắt dịch kính
Phẫu thuật cắt dịch kính là phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dịch kính trong mắt người bệnh. Phẫu thuật cắt dịch kính bán phần trước thường để chữa trị những bệnh lý trong thủy tinh thể và các cấu trúc khác của mắt. Trong khi đó phẫu thuật cắt dịch kính qua đường Pars plana thường can thiệp sâu hơn vào những phần phía sau mắt, loại bỏ một phần hay hoàn toàn dịch kính.
Mô tả phẫu thuật cắt dịch kính - nguồn: eyesurgery.md
Trong kỹ thuật phẫu thuật cắt dịch kính ngày nay, các bác sĩ thường áp dụng những kỹ thuật sau:
- Bóc màng – loại bỏ các lớp màng, mô có hại ra khỏi võng mạc bằng các dụng cụ như fooc-xep, móc, hay dụng cụ bóc màng nhầy.
- Trao đổi khí – bác sĩ phẫu thuật sẽ bơm khí vào mắt người bệnh để thay thế cho phần chất lỏng ở phía sau của nhãn cầu, nhằm duy trì nhãn áp, biện pháp này sẽ tạm thời giữ cho võng mạc ở đúng vị trí của nó, hoặc để hàn những vết rách trên võng mạc. Sau đó, bác sĩ sẽ sớm thay thế khí đã bơm vào bằng chất lỏng.
- Trao đổi gas – bác sĩ phẫu thuật sẽ bơm gas hoặc pha trộn cả gas và khí vào phía sau nhãn cầu của bệnh nhân. Thường thì loại gas hay dùng là perfluoropropane hoặc sulfur hexafluoride. Bơm gas trộn lẫn với khí sẽ trung hòa sự giãn nở và duy trì áp suất lên võng mạc lâu hơn là chỉ bơm khí. Kỹ thuật này sẽ cố định võng mạc của người bệnh hoặc tạm thời làm liền vết rách trên võng mạc. Sau đó, hỗn hợp khí, gas này sẽ ngay lập tức triệt tiêu và bán cầu sau sẽ được bơm chất lỏng thay thế.
- Bơm dầu silicone – là kỹ thuật bơm dầu silicone lỏng vào mắt để giữ cho võng mạc cố định.
- Quang đông võng mạc – là biện pháp điều trị bằng laser để làm liền vết rách trên võng mạc hoặc để làm co lại những mạch máu có hại và bị tổn thương, vốn được hình thành do những bệnh về mắt như biến chứng tiểu đường.
- Độn củng mạc – là biện pháp điều trị bằng cách sử dụng đai, nẹp hỗ trợ ở các vị trí trên thành nhãn cầu để duy trì cho võng mạc được cố định.
- Lensectomy – là biện pháp lấy thủy tinh thể ra khi nó bị đục hoặc khi nó bị gắn liền với các mô sẹo.
Mô tả thị lực bình thường và thị lực của bệnh nhân võng mạc tiểu đường - nguồn: wrha.mb.ca
Ứng dụng của phẫu thuật cắt dịch kính:
- Đục dịch kính – bệnh nhân sẽ bị cản trở tầm nhìn bởi các mảng đục, chấm đen trôi nổi, di động trong dịch kính. Phẫu thuật cắt dịch kính qua đường Pars plana là một biện pháp để khắc phục tình trạng này, tuy nhiên do có thể có những biến chứng nên kỹ thuật này chỉ được dùng trong một số trường hợp cụ thể.
- Bong võng mạc – võng mạc hay đáy mắt là bộ phận tối quan trọng của mắt người. Nó bao gồm nhiều tế bào thần kinh có nhiệm vụ nuôi dưỡng đôi mắt và tiếp nhận các thông tin thị giác lên não bộ giúp con người có thể nhìn được, bệnh nhân bị bong võng mạc sẽ bị mất thị lực. Để gắn lại võng mạc bị bong các bác sĩ dùng phương pháp phẫu thuật cắt dịch kính, độn củng mạc, bóc màng, bơm dầu silicone, quang đông võng mạc, trao đổi khí gas.
- Màng tăng sinh trước võng mạc – đó là sự hình thành của một lớp màng mỏng phía trước hoàng điểm (trung tâm đáy mắt) khiến cản trở tầm nhìn của bệnh nhân. Sau khi loại bỏ dịch kính thì các bác sĩ sẽ tiến hành bóc màng trước hoàng điểm.
- Bệnh võng mạc tiểu đường – bệnh bao gồm giai đoạn võng mạc tiểu đường chưa tăng sinh và võng mạc tiểu đường tăng sinh. Những bệnh nhân được phát hiện sớm sẽ được điều trị bằng laser. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ bị xuất huyết và bong võng mạc, khi đó thì các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt dịch kính, kỹ thuật bơm gas hoặc dầu silicone, cùng với độn củng mạc có thể sẽ được áp dụng để giúp lấy lại thị lực cho bệnh nhân. Do là một trong những bệnh hàng đầu gây mù lòa nên những bệnh nhân tiểu đường cần được kiểm tra mắt thường xuyên.
- Lỗ hoàng điểm – thông thường hay xảy ra ở người già, dịch kính ở người già theo thời gian trở nên lỏng hơn và co kéo khiến hoàng điểm bị rách, khiến bệnh nhân bị mất thị lực.
- Xuất huyết dịch kính – xuất huyết có thể sẽ xuất hiện sau chấn thương ở mắt, rách võng mạc… Sau khi làm sạch máu bị xuất huyết thì các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp quang đông võng mạc để làm co lại các mạch máu có hại và làm lành vết rách trên võng mạc.
Một ca võng mạc tiểu đường tăng sinh - nguồn diabeticretinopathy.org.uk
Biến chứng
Bên cạnh biến chứng thường gặp nhất trong tất cả các ca phẫu thuật là nhiễm trùng thì phẫu thuật cắt dịch kính có thể gây bong võng mạc. Bên cạnh đó là gây tăng nhãn áp, chảy máu, đục thủy tinh thể. Một số bệnh nhân sẽ bị đục thủy tinh thể vài năm sau khi phẫu thuật.
Hồi phục sau phẫu thuật
Bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định một vài tuần hoặc lâu hơn sau phẫu thuật, để giúp cho mắt lành lại. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ không được bê vác nặng trong vài tuần. Nếu như bệnh nhân được áp dụng phương pháp bơm gas để cố định võng mạc thì bệnh nhân sẽ phải cố định đầu của mình, ví dụ như cúi mặt xuống hay nằm ngủ sang bên trái hoặc bên phải. Tất cả đều sẽ phải theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân cũng sẽ không được đi máy bay trong quá trình điều trị bằng gas.
Thị lực sau phẫu thuật
Thị lực của bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dịch kính còn tùy thuộc vào từng người. Nếu như đôi mắt của bệnh nhân khỏe mạnh và chỉ bị xuất huyết thì phẫu thuật sẽ giúp bệnh nhân lấy lại được thị lực tốt. Với những vấn đề nghiêm trọng hơn, ví dụ như bong võng mạc nhiều lần thì thị lực sau phẫu thuật sẽ chỉ đủ để giúp cho bệnh nhân đi lại được hoặc có thể k
- Laser điều trị cận, viễn, loạn thi (27.05.2018)
- Phẫu thuật khối u và thần kinh mắt. (27.05.2018)
- phẫu thuật phaco trong điều trị đục thuỷ tinh thể (27.05.2018)
- Tầm soát và điều trị võng mạc trẻ sinh non. (14.08.2017)